Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 165/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dữ liệu. Luật Dữ liệu được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2024), có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Trước thực tế nhiều cán bộ, công chức đang đối diện câu hỏi “Việc này có thuộc thẩm quyền của tôi không khi mô hình chính quyền 2 cấp đi vào thực tế", trợ lý ảo cán bộ công chức ra đời để giải bài toán đó một cách nhanh chóng, chính xác, mọi lúc mọi nơi.
Estonia - đất nước nhỏ bé, xinh đẹp nằm bên bờ biển Baltic, tuy xa cách về địa lý với Việt Nam nhưng hai nước vốn có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống rất tốt đẹp.
Ngày 4/6, APAC Cybersecurity hợp tác với Quantum Corp Mỹ để cung cấp các giải pháp lưu trữ, quản lý và bảo mật dữ liệu, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và thực hiện các mục tiêu về an ninh dữ liệu tại Việt Nam theo Nghị quyết 57 và Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030.
Việt Nam đứng trước cơ hội lịch sử để phát huy giá trị của dữ liệu trong kỷ nguyên số, kiến tạo một nền kinh tế tri thức, sáng tạo, giá trị gia tăng cao. Với vị thế là tổ chức xã hội-nghề nghiệp, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia có vai trò, sứ mệnh quan trọng, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh.
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố vừa ban hành Công văn số 6922/VP-TTDLCNS về việc tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền và phát ngôn, thông tin báo chí tại cơ sở Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội.
Về xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu, chỉnh lý theo hướng có thể quy định mức phạt tối đa đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm, hoặc quy định mức phạt dựa trên số tiền lãi thu được và mức độ thiệt hại gây ra, thay vì mức phạt 1% đến 5% như phương án Chính phủ trình.
Chuyển đổi số đã trở thành công cụ đột phá thúc đẩy giải quyết thủ tục hành chính “phi địa giới”, tạo ra hệ sinh thái dịch vụ công thống nhất, thuận tiện và hiệu quả. Điều đó không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công.
Ngày 2/5, Cơ quan giám sát quyền riêng tư của Liên minh châu Âu (EU) đã phạt TikTok khoản tiền lên tới 530 triệu euro (600 triệu USD) với cáo buộc hành vi chuyển dữ liệu của ứng dụng chia sẻ video sang Trung Quốc, vi phạm các quy tắc bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt của EU. Đây là kết quả cuộc điều tra kéo dài 4 năm cơ quan chức năng châu Âu.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 9/2025, Bộ Y tế và các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Thời gian chỉ còn khoảng 5 tháng trong khi công việc nhiều, đòi hỏi các đơn vị chức năng, các bệnh viện phải quyết liệt để hoàn thành đúng lộ trình đề ra.
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức tọa đàm "Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân", với sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh mạng.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 Hiệp hội Dữ liệu quốc gia khai mạc. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động trong 5 năm tới, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Hiệp hội trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia .
Ngày 22/3/2025, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia sẽ chính thức ra mắt và tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I 2025-2030. Đại hội có 200 đại biểu chính thức, thay mặt cho gần 400 thành viên là tổ chức và cá nhân tham gia Hiệp hội.
Tại Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 diễn ra sáng 12/3, do Aitomatic (Mỹ) và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia về công nghệ đã bàn về mối quan hệ cộng sinh trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI )và bán dẫn.
Tình trạng tấn công, đánh cắp, mã hóa dữ liệu, lộ lọt, rao bán thông tin dữ liệu của các tổ chức, cá nhân thời gian gần đây ngày càng trở nên phổ biến, công khai và gia tăng về cả số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng, đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo vệ an toàn phát triển trên môi trường số.
Nhận định việc tập trung khối lượng lớn thông tin dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia bên cạnh những ưu điểm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc lộ lọt, mất an ninh, an toàn thông tin, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ thêm về các phương án ứng phó, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.
Thẩm tra dự án Luật Dữ liệu, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu khi đã chuyển giao.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh, từ đó tạo sức ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định kinh doanh của các doanh nhân, nhà lãnh đạo kinh doanh.
Năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ số hóa hồ sơ mà toàn bộ quy trình phải được thực hiện trên nền tảng số, hoàn toàn đưa dịch vụ công lên trực tuyến toàn trình để người dân, doanh nghiệp không phải đến cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính. Đây là mục tiêu được chia sẻ tại hội thảo "Tầm nhìn và hành động lãnh đạo trong quản trị dữ liệu và chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh".
Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024. Báo cáo cung cấp thông tin về tình trạng lọt lộ dữ liệu, các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam, tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware), tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Nhận thức sâu sắc vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) và an ninh mạng trong chuyển đổi số quốc gia, nhiều thành viên Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (Hiệp hội) đã kiến nghị và thực hiện nhiều giải pháp để Hiệp hội hoạt động có hiệu quả, giúp các thành viên phát triển kỹ năng, góp phần xây dựng tuyến phòng thủ bảo mật liên hoàn kiên cố nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng sinh viên đông nhất cả nước; trong đó, riêng khối đại học có hơn 600 nghìn sinh viên. Đây là đối tượng thường bị tấn công trên internet.
VNPT Open Data Portal là một trong rất ít cổng thông tin dữ liệu mở tại Việt Nam giúp thu thập và cung cấp dữ liệu chính thống, tin cậy, độ chính xác cao. Cổng cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp, người dân có thể khai thác sử dụng, chia sẻ và tạo ra các ứng dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Việc ứng dụng các dịch vụ điện toán đám mây trong những năm gần đây đang hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Nhu cầu về tính linh hoạt, năng suất và hiệu quả lưu trữ tăng lên trên tất cả các lĩnh vực đã mở ra một cuộc chạy đua sôi động về hạ tầng công nghệ thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Nhân Ngày chuyển đổi số Quốc gia, chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới, phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Gần đây, để đáp ứng nhu cầu xây dựng chính phủ điện tử, nhiều văn bản pháp luật đặt ra yêu cầu doanh nghiệp kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ công tác xây dựng và điều hành chính sách. Tuy nhiên, nếu dữ liệu của doanh nghiệp không được khai thác chặt chẽ và bảo mật đúng cách có thể gây ra rất nhiều hệ lụy.